K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021

2 câu thơ là lời tâm sự của cha với con. Có thể trước đây người cha cũng từng có ước mơ được sống và gắn bó với biển cả. Khi gặp ước mơ bây giờ của con, người cha bỗng nhiên như tìm lại được mình ngày xưa

20 tháng 5 2022

A , C

 

11 tháng 1 2023

?

7 tháng 6 2018

Đây là suy nghĩ của mk nha :     

Có thể trước đây,khi cha còn nhỏ như con,cha cũng đã từng khát khao đi như thế.Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng,một ý nguyện.Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con.Chân trời là khao khát của cha nhưng nay lại ươm mầm lớn dậy trong con.Cha đã trao cho con ngọn lửa của sự đam mê và khát vọng,để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước ! Những cánh buồm của tác giả Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người....

Chúc bạn hok tốt ! 

22 tháng 3 2022

cha mạng chứ suy nghĩ đâu ta

20 tháng 1 2022

trầm ngâm, thầm thì,

20 tháng 3 2022

Qua bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông em cảm thấy con người ta cần tạo cho mình động lực để cố gắng hơn từng ngày, nguồn động lực đó chính là ước mơ của bản thân. Vì muốn biến ước mơ thành hiện thực, ta sẽ tự khắc cố gắng, nổ lực hơn từng ngày. Tôi luôn mang trong mình ước mơ trở thành một họa sĩ. Hằng ngày tôi dành ra hai giờ đồng hồ để luyện vẽ, tôi lên youtube tìm xem các video để học hỏi cách vẽ tranh đẹp, giúp bức tranh có hồn. Sau khi vẽ xong, tôi cho bạn bè xem và nhận xét bức tranh ấy. Thông qua việc đó, nó giúp tôi biết mình cần phát huy và khắc phục chỗ nào giúp cho bức tranh trở nên tỏa sáng hơn. Chạm đến mục tiêu là cả một chặng đường dài, gian nan và vất vả, chúng ta cần phải kiên trì, nhẫn nại và tuyệt đối không được bỏ cuộc, phải tiến về phía trước để dần hơn với ước mơ của bản thân.

Câu 1. (8,0 điểm) Đọc kĩ những câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi: " Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sángDưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời."... (Trích “Tiếng Việt" - Lưu...
Đọc tiếp

Câu 1. (8,0 điểm) Đọc kĩ những câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi: " Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời."...

(Trích “Tiếng Việt" - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985 NXB Giáo dục, 1985, trang 218)

1. Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong phần trích trên.

2. Xác định nội dung và phương thức biểu đạt của hai khổ thơ đó. Dùng phương thức em đã xác định để viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) về Tiếng Việt thân yêu.

Câu 2. (12,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương", ông Hoài Thanh nhận định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."

1. Em hãy chỉ ra một cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong câu văn được trích.

2. Tại sao nói văn chương "luyện những tình cảm sẵn có"? Qua văn bản “Bạn đến chơi nhà" của cụ Tam nguyên Yên Đồ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ nội dung đó.

2
27 tháng 3 2022

giúp mình với mình cần gấp ạ 

27 tháng 3 2022

sao có chữ điểm á

9 tháng 3 2019

Những cánh buồm là bài thơ hay của Hoàng Trung Thông nói về tình cảm cha con, đồng thời nói về ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ. Bài thơ mở ra một không gian rộng rãi, khoáng đạt, tươi tắn, trong trẻo:

“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
 
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
 
“Bóng cha dài lênh khênh 
Bóng con tròn chắc nịch”.
 
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
 
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
 
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
 
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa 
Sẽ có cây, có cửa, có nhà 
Vẫn là đất nước của ta 
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
 
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
 
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
 
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
 
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
 
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
 
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
 
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

9 tháng 3 2019

Khổ thơ trên nói về ước mơ của người cha qua những ước mơ của con

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vaiCha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,Để con đi...!”Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳmLần đầu tiên trước biển khơi vô tậnCha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.(Hoàng Trung Thông,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1: Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4: Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau:
Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn.
Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái.

19
23 tháng 4 2021

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.